RSS

Category Archives: Uncategorized

Riêng Tư: Luôn ghi nhớ

Đây là nội dung riêng tư. Cần phải nhập mật khẩu để xem tiếp:

 
Nhập mật khẩu để xem bình luận.

Posted by trên 2012/05/25 in Uncategorized

 

Riêng Tư: For my love

Đây là nội dung riêng tư. Cần phải nhập mật khẩu để xem tiếp:

 
Nhập mật khẩu để xem bình luận.

Posted by trên 2012/04/19 in Uncategorized

 

Những ngày xưa thân ái

Hè năm 2007-Đội dự án đầu tiên của mình tại FSOFT, tòa nhà HITECH

Mùa đông 2008-Ngày hội phụ huynh tại FSOFT, tòa nhà FPT Cầu Giấy

Mùa thu 2009-Tí tởn với e Phương, vườn rau nhà Huệ

Mùa xuân 2010-Du xuân với (ko biết nên gọi thằng hay con)bạn của mình, Đền Ngọc Sơn

Mùa xuân 2010-Du xuân với (ko biết nên gọi thằng hay con)bạn của mình, vườn hoa Lí Thái Tổ

 

[Sưu tầm] Gót chân Achilles

Cho ngày Hai mươi mốt tháng Chín.
Là cái ngày tôi đưa một cô gái đi lang thang quanh thành phố này từ sáng đến tối muộn, năm ấy thu về sớm.
Lúc đầu chúng tôi đi taxi đến một hiệu bánh, người chủ quán Gateaux hỏi tôi mua tặng sinh nhật cho người mấy tuổi. Tôi mỉm cười, cô gái của tôi cũng cười. Bánh mua để ăn, nếu thích thì cứ gọi nó là cái bánh sinh nhật. Sinh nhật của một điều gì đó đã sinh ra và mừng cho một thứ tốt đẹp hơn sắp lớn lên.
Ra khỏi hiệu bánh, chúng tôi đi bộ dọc một con phố trẻ mới có tên, đi mãi về phía bờ sông rồi rẽ phải để ra một cái ngã tư rất lớn của thành phố. Em vừa đi vừa bẻ cổ áo, chốc chốc lại nhìn tôi. Con sông chạy song song phố, những cây xà cừ trồng ngay bên bờ, lá khẽ reo nghe như người ta vặn nhỏ một bản nhạc dây không lời.
Tôi cô đơn như một căn nhà bỏ trống nhiều năm, những ý nghĩ cay đắng đan kín như mạng nhện trong ký ức. Dường như em đọc được một vài sợi nhỏ trong những chằng chịt đen tối ấy.
“Em thấy anh lạ lắm”
“Gì?”
“Cái kiểu cười ấy, có lúc vui thật, nhưng có lúc cười mà mắt anh nhìn chả có tia gì cả”
“Tia gì?”
“Tia của mắt ấy, mẹ em hay gọi thế. Nụ cười vui là phải có tia trong mắt”
Tôi bật cười vì cái cách diễn tả của em.
“Bánh ngon không?”
“Ngon, anh ăn mỗi một miếng thôi à?”
“Cái đấy là chạm răng thôi, anh không chịu đựng được ý nghĩ phải ăn một cái gì bé tí thế”
“Vậy sao không mua cái to hơn?”
“Chạm răng và nghĩ vẫn tốt hơn” – Tôi cười.
“Em không hiểu” – Cô gái nhăn nhó.
Chúng tôi ngồi ở điểm đỗ bus ba mươi phút, mỗi đứa một cốc trà đá đổ đầy im lặng.
“Đi đâu bây giờ” – Tôi hỏi.
“Đi chơi, đâu chẳng được”
“Rạp chiếu phim nhá, anh chỉ nghĩ được mỗi thế”.
“Thế anh hay đưa một cô gái đi chơi lần đầu đến chỗ nào?”
“Rạp chiếu phim…”
Bộ phim có tên là Troy, vừa mới được trình chiếu cách đấy ít hôm. Tôi như bị mê hoặc vì câu chuyện có nguồn gốc thần thoại Hy Lạp, một trong những chủ đề ưa thích từ bé.
Buổi chiếu phim kết thúc vào gần trưa, ra khỏi phòng chiếu tôi bắt đầu khoác tay cô gái. Em không phản ứng gì, chỉ chốc chốc lại nhìn tôi rồi đưa tay phải lên bẻ đi bẻ lại cái cổ áo bên phải.
“Bộ phim hay em nhỉ. Mười năm chiến tranh vô nghĩa. Anh thấy hai mối tình trong ấy đều đáng trân trọng”.
“Vâng, nhưng em chỉ thấy một cái nổi bật nhất đáng nhớ…”
“Gì?”
“Những người anh. Bộ phim của những người anh, có thể nói như vậy. Cả Hector và Achilles đều vì em mình mà tham gia cuộc chiến, rồi cũng vì em mình mà chết”.
Tôi im lặng, ừ nhỉ, tôi không nghĩ ra, cái này mới đáng nhớ…
“Gót chân Achilles của anh ở chỗ nào?”
“Em định mách cho một chàng Paris nào đó bắn chết anh à?” Tôi bật cười.
“Không, em sẽ giữ cho anh”.
Tôi giữ chặt bàn tay em.
Ăn trưa xong, chúng tôi lên xe bus và đi ra ngoại thành, những dãy phố chiều loãng dần và tan ra vào bầu không, chỉ còn lại một con đường nhựa vắng. Dọc hai bên là cánh đồng mùa thu với những gốc rạ còn ướt. Chúng tôi đi sát vào nhau như đã là một đôi từ thuở nào.
Em kể về mọi thứ của tuổi thơ và về mẹ. Tôi phát hiện ra em rất giỏi diễn tả mọi thứ trong ký ức. Đến giờ tôi vẫn nhớ một trong những câu chuyện của em hôm ấy, về một người đàn ông kinh khủng. Đó là người bạn thân của cha em, hắn rất nhẹ nhàng và đặc biệt quý chó. Lần nào đến nhà em chơi cũng có quà cho bọn trẻ con và không quên vuốt ve con chó mỗi khi ra về. Một lần mùa đông hắn đến nhà vào lúc nửa buổi sáng, cả nhà đi vắng chỉ còn lại em và con chó vàng. Gã đàn ông bốn mươi tuổi ngồi chờ cha em rất lâu, rồi hắn đi vào bếp cầm thêm mấy cành củi giúp em gầy vào cái bếp đang cháy. Một lát hắn vuốt tóc em, rồi cầm tay. Em bé chín tuổi bắt đầu linh cảm thấy sự nguy hiểm, nhưng không biết làm cách nào thoát ra được, hệt như người ta bị bóng đè mà không thể tự mình chạy thoát khỏi cơn ác mộng giữa đêm. Thế rồi hắn hứa sẽ mua bánh cho em mỗi ngày…Đúng lúc hắn nắm chặt tay và định bế em lên thì bé bạn thân bên nhà gọi cổng…
Ơn Chúa, tôi nghĩ, nếu một đứa trẻ chín tuổi với tâm hồn quá đỗi nhạy cảm như em phải đối mặt với những vết thương để lại khi chuyện ấy xảy ra thì sao nhỉ? Tôi khẽ rùng mình…
Rồi em kể về mẹ. Một người phụ nữ đẹp và nhiều nghị lực nhưng sau nhiều năm làm việc lao động xuất khẩu, bà đã có một người đàn ông khác ngoài cha em. Lúc đầu chấp nhận điều đó với em thật khó khăn, nhưng rồi khi đến tuổi biết yêu, em đã tha thứ và thậm chí còn đồng ý đi chơi chung với mẹ và người đàn ông ngoại quốc ấy. Cha em sống cô đơn suốt những năm tháng sau…
Hôm đó tôi chẳng kể gì về đời mình, thứ mà sau này em đã biết quá rõ và đã từng là một phần trong nó. Chúng tôi đi bộ đến rã rời đôi chân, rồi dừng lại trước một cây cầu sắt cũ. Gió chiều muộn dưới mặt sông thổi nhẹ, mang cảm giác lạnh như thể đã vào đông. Một chiếc thuyền rất to chở cát đang xuôi dòng băng qua ngay sát cái trụ giữa.
“Gần nhà anh cũng có một cây cầu, trước kia chỗ ấy là đò. Cô anh thường dẫn anh ra đó, ngồi cả buổi chiều trên sông vắng. Người chèo đò là bạn học của cô.”
“Hay nhỉ, một người đàn ông chở đò à?” Em giữ những lọn tóc đang bay che kín khuôn mặt.
“Ừ, chú ấy yêu cô anh, nhưng cô chỉ coi chú ấy như một người tri kỷ. Cô lấy một người đàn ông hơn mình mười lăm tuổi, rồi theo người đó vào Nam. Ở trong ấy cô phải lòng một người đàn ông khác khi đã có với chồng một em bé hai tuổi. Khi mọi chuyện vỡ lở, cô đã tự tử bằng thuốc trừ sâu. Người ta tìm thấy cô trong một vườn cà, cỏ dưới chân cô chết héo. Sau khi uống hết một chai wofatox, toàn bộ số thuốc trừ sâu và diệt cỏ còn lại cô dội hết lên người, ngần ấy đủ dùng cho một hecta vườn”
“Sao tình yêu lại đắng thế nhỉ…”
Chúng tôi ăn tối bằng vài bắp ngô nướng mua của một người bán rong bên đường, rồi lại đi bộ cho đến khi chuyến bus cuối cùng quay lại đón hai đứa ngược về nội thành. Tôi dẫn em qua quán cafe vắng khách của một người bạn thân, cậu bạn rót cho tôi một ly rượu anh đào, còn em một ly trà ngọt…
Ngõ nhà em tối và ẩm ướt, chỉ có mùa thu mới biết cách làm cho những lặng lẽ trở thành thứ không bao giờ quên được. Cái ngõ tối ấy tôi đưa em về cả trăm lần nữa. Nhưng mùa thu quá vụng về để có thể giữ được bình yên cho một con ngõ tối. Mà biết đâu bóng tối đã che đi những con đường khác trong đôi mắt em.
Tôi đứng hẳn vào bên trong cửa căn phòng tối tầng trệt bỏ trống nhà em. Mọi người trong nhà ở những tầng trên đã ngủ cả.
“Làm sao bây giờ?” – Em thầm thì. Làm sao bây giờ nhỉ? Tôi kéo em vào sát mình, cảm nhận từng nhịp thở không đều từ lồng ngực đầy đặn, ghì chặt như tìm lại một thứ đã đánh mất nhiều năm.
“Chạm răng và nghĩ vẫn tốt hơn” – Tôi run run trả lời. Sau cái hôn lặng lẽ là một cuộc tình dài.
Chúng tôi đã đi với nhau suốt những mùa sau đấy, cho đến tận khi một thứ ngu ngốc nào đó đã làm tan vỡ tất cả. Những thứ ngu ngốc thì làm gì có lý do tồn tại, vậy mà chúng mãi là gót chân Achilles của tôi.
Một cây cầu không thể thay thế một bến đò. Nó có thể dễ dàng đưa ta sang bên kia rồi quay về, nhưng không bao giờ cho ta nghe lại được tiếng sóng bàng bạc của buổi đò trưa. Tình yêu ra đi nơi này có thể quay lại ở một nơi khác, nhưng những xác xơ mà nó để lại còn nhiều hơn cả trăm ngàn cuống rạ của một cánh đồng chiều thu.
Tôi vẫn chờ đợi mãi một bàn tay có thể che cho mình gót chân Achilles trước những mũi tên buồn năm tháng.

(Tác giả: Bùi Sỹ Nguyên – FSOFT)

 

Sinh nhật

        Hôm nay 5/9/2011, sinh nhật 14 tuổi lần thứ 2 của mình(mình ghét cái con số tiệm cận 30 lắm), mình nhận được tất cả 37 lời chúc: 11 lời chúc qua điện thoại, 18 lời chúc trên FB, 6 lời chúc qua Skype, 2 lời chúc trên henantrua. Sớm nhất là 00:26 của bạn Hải Toán Tin, muộn nhất là 21:34 của bạn Bình Tình nguyện

        Điều làm mình cảm động nhất chính là, giữa thời buổi kim tiền, vật chất hiện nay thì trong ngày hôm nay các giá trị tinh thần lại được tôn vinh thái quá. Khi mình hỏi “quà đâu” thì trăm người như một đều trả lời rằng “tình cảm mới là quan trọng nhất”. Đáng quý thay tấm lòng bè bạn, thật xúc động biết bao.

        Nhân tiện, mình Google được 217 người nổi tiếng cùng ngày sinh với mình trong đó có vua Louis 14. Ngày xưa đọc Tử tước de Bragelonne(Mười năm sau nữa) kết bạn vua nham hiểm này thế

 

Tình thứ nhất

(xuyên tạc từ Tình thứ nhất của Xuân Diệu. Mình có một bài tình thứ nhất viết tặng đội dự án Kenshin-đội dự án đấu tiên của mình tại FPT-nhân kỉ niệm 10 năm thành lập FSOFT trên chợ dưa nhưng ko hiểu sao bị mất nên đành lôi cái này ra chơi)

Anh chỉ có một ngàn đô duy nhất,
Đem cho em cùng với một lá thư.
Thư bị xé, còn tiền anh đã mất,
Tiền đã cho, làm sao lấy lại bây giờ

Thư thì mỏng như tờ tissue nhỏ
Tiền thì nhiều như cả tháng lương anh.
Gói thật kỹ, mang thầm trong túi áo.
Mãi trăm lần nghĩ lại mới đem đi.

Lòng căng thằng như đem tiền chuộc mạng.
Chuộc tình yêu em bắt cóc của anh.
Em đã xé phong thư còn mực mới,
Lấy tiền xong chạy biến mất tăm hơi.

Cũng may mắn, toàn là tiền giả cả.
Anh cố tình đem thử, để nhận ra.
Lòng em đó – hai chiều – như tờ BẠC.
Lỡ yêu em, như để chuột trong nhà

 

Quán trà 209 Lạch Tray

Hôm trước cu Nghé kéo mình đi uống nước ở một quán thấy hay hay nên về làm một bài giới thiệu cho bà con lối xóm gần xa. Hy vọng sau này mình qua sẽ được suất giảm giá.

      Quán nằm ở cuối ngõ 209 Lạch Tray, không biển quảng cáo, không tên. Cứ đi thẳng vào trong ngõ, để xe ở khoảng sân trước cổng rồi tiến vào. Ngay lập tức bạn sẽ thấy mình như quay ngược lại hơn nửa thế kỉ, trở về với khung cảnh làng quê Việt Nam những năm 30, 40 thế kỉ trước trong thơ Nguyễn Bính:

            Lợn không nuôi, đặc ao bèo
      Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
            Giếng thơi mưa ngập nước tràn
      Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

209

      Cấu trúc của quán trà giống như một căn nhà của một gia đình nông thôn đầu thế kỉ trước, gồm có 3 gian chạy theo hình chữ U, giữa là khoảng sân có một cái ao nhỏ chữ nhật, có thả bèo hoa dâu và bèo cái, chung quanh ao có đủ tre, trúc, cau, đôi chó đá chầu ra cổng với một vài cây dại.

209

Bên phải là một gian nhà gỗ cổ 100% hàng thật giá thật, có đầy đủ sập gụ, tủ chè, chõng tre, đảm bảo ăn đứt phố cổ Hà Nội (thật ra mình thấy gọi phố cổ Hà Nội là để lừa UNESCO chứ chính xác thì chỉ là mấy ngôi nhà cũ rách nát.).

209

Trong nhà bài trí một bình hoa sen hồng, chụp được ảnh đúng lúc sen sắp tàn, một vài cánh sen rơi xuống mặt bàn gỗ đã bạc màu. Rất có phong vị cổ xưa. Hay hơn bình sen mới hôm sau thay.

209

Nhà bên trái và nhà giữa là nhà xây lại giả cổ, tường gạch thô nhưng mái ngói và toàn bộ đầu hồi, xà ngang cột dọc đều là gỗ chạm trổ. Quanh nhà còn có những chi tiết nhỏ như vài cái chum nước, gốc mít, cái nơm,… mà bạn có thể tự mình đến khám phá và thưởng thức.

      Chỉ cần đi qua cánh cổng gỗ là bạn có thể vứt hết cái ồn ào, nóng bức ngoài đường Lạch Tray để trộm lấy ít phút làm tao nhân mặc khách thưởng thức chén trà xanh. Trong quán có sẵn bàn cờ với vài bộ tú, nếu rảnh rỗi bạn có thể ngồi chép miệng bên ấm trà cả ngày ở đây.

      Một vài quán trà mình đã đi trên Hà Nội có thể to rộng, hoành tráng hơn quán này nhiều nhưng phong cách đều là bắt chước kiểu Trung Quốc như quán Trà Hoa, quán Hỷ Lạc trên đường Nguyên Hồng hoặc học đòi Nhật Bản như quán Thảo Trà ở Đặng Văn Ngữ hay phong cách bát nháo, tân cổ giao duyên như quán Trường Xuân sau Văn Miếu. Quán trà này có thể coi như quán đầu tiên mình biết có phong cách thuần Việt.

P/S: Điểm trừ là chủ quán xấu trai quá, được cái cười trông hay đáo để :D. Đồ uống cũng bình thường như các quán khác.

209
209
209
209
209
209
209
209
209

 
6 bình luận

Posted by trên 2011/07/25 in Uncategorized

 

Cóp nhặt linh tinh

1. (đọc trong một quyển tiểu thuyết trên mạng, cũng ko phải ý kiến cá nhân nhưng thấy hay hay)
Giáo sư khua môi múa mép kiếm tiền, càng ngày càng giống doanh nhân;
Doanh nhân xuất hiện trên diễn đàn viết sách, càng ngày càng giống giáo sư.

Bác sĩ thấy chết mà không cứu, không quan tâm đến đời sống con người, càng ngày càng giống sát thủ;
Sát thủ xuất thủ nhanh nhẹn, không bao giờ chừa cho ai đường sống, càng ngày càng giống bác sĩ.

Ngôi sao giả bộ tao nhã, cho tiền càng nhiều, càng ngày càng giống kỹ nữ;
Kỹ nữ đáng yêu động lòng người, giá cả rõ ràng, càng ngày càng giống ngôi sao.

Cảnh sát hoành hành ngang ngược, bắt nạt kẻ yếu, càng ngày càng giống du côn;
Du côn oai vệ một phương, dám làm dám chịu, càng ngày càng giống cảnh sát.

Lời đồn đãi có căn có cứ, cơ bản là sự thật, càng ngày càng giống tin tức,
Tin tức tùy ý phóng đại, càng ngày càng giống lời đồn đãi.

///////////////

2. Ông chủ thông minh + nhân viên thông minh = lợi nhuận.
Ông chủ thông minh + nhân viên ngu ngốc = lương thấp.
Ông chủ ngu ngốc + nhân viên thông minh = lên chức.
Ông chủ ngu ngốc + nhân viên ngu ngốc = làm thêm giờ.

Ngày xưa mình làm ở FSOFT toàn phải làm thêm giờ. Hắc hắc, ngượng quá. Được cái cả D cùng làm thêm giờ nên đỡ tủi.

//////////////

3. Ai cũng thèm khát một khoảng riêng tư để cất giấu những bí mật đời mình nhưng ngược lại không ai muốn cô đơn cả. Chúng ta luôn đòi hỏi sự độc lập, không bị ảnh hưởng hay lệ thuộc vào bất cứ ai nhưng đồng thời ta không ngừng mong mỏi được đắm mình trong sự an toàn, ấm áp, êm đềm của một mối quan hệ bền bỉ và đáng tin cậy.

///////////////

4. ‎”Trong thiên hạ không có sách thì thôi, có thì phải đọc; không có rượu thì thôi, có thì phải uống; không có núi đẹp thì thôi, có thì phải tới chơi; không có hoa có trăng thì thôi, có thì phải thưởng ngoạn; không có tài tử giai nhân thì thôi, có thì phải mến yêu, thương tiếc.” (Sống đẹp – Lâm Ngữ Đường)
Copy & Paste từ Reading Cafe

Mình là mình phản đối khoản leo núi, già rồi, không đú với bọn trẻ được. Nếu được đèo đằng sau thì lại là truyện khác

///////////////
5. “Nguyện làm cầu đá bên sông, năm trăm năm dãi nắng dầm sương, mong được một lần người ấy đi qua”

Sến rụng rời
///////////////
Link click lấy điểm mua đồ lên level
Mini-Ma's from Henantrua.vn

 

Thơ tặng Hải Phòng của Tố Hữu

        Đi đâu xưng danh con gái Hải Phòng cũng bị hỏi có biết Dung Hà không. Mình toàn bảo Dung Hà có họ với nhà em đấy, về vai vế còn phải gọi em bằng chị. Chuyện ấy cũng thường thôi nhưng bực nhất là khi mình bảo ở quận Ngô Quyền thì bọn xấu cứ tủm tỉm cười. Mình lại phải thanh minh là trường Ngô Quyền ở bên quận Lê Chân cơ. Cơ mà nói gì thì nói mình vẫn cứ tự hào là dân Hải Phòng. Tuy có hơi chém to kho mặn một chút nhưng cũng không lá mặt lá trái như ối thằng khác.
        Nhưng mình vẫn hơi akay cái bọn Hà Lội nó cứ cười đểu dân Hải Phòng. Bọn ấy chỉ lúc ngồi máy lạnh tán gái là có vẻ thanh lịch Tràng An, ra đường cũng đái bậy, vứt rác như ai. Mà họ còn tự hào về mấy cái nhà cũ dột nát to bằng cái chiếu cói Đồ Sơn được thì mình sợ quái gì.
        Hồi bé đọc báo thấy bài thơ của Tố Hữu tặng Hải Phòng, chỉ nhớ mang máng thấy hay hay. Sau này Google được cả bài thấy cũng hơi đểu nhưng kệ. Có sao xài vậy

Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô!
Đào kênh, lấn biển, dựng cơ đồ.
Làm ăn hai chữ à ra thế.
Chèo chống ngàn tay một tiếng hô…

Nhộn nhịp Sáu Kho vui bến cảng
Khang trang Tam Bạc rộn Thành Tô
Giá còn nữ tướng Lê Chân nhỉ
Ắt cũng khen con cháu Bác Hồ.

Triều dâng, sóng dậy, đời ca hát
Gió tự Đồ Sơn mát… Thủ đô
Tám nghề, Bảy chữ đừng tham nhé
Chín chắn mười mươi cũng chớ phô!

Notes:
+Bốn cống ở đây là: cống Thượng Đồng, cống Trung Trang, cống Rỗ và cống Cái Tắt. Ba cầu là: cầu Niệm, cầu Rào và cầu An Dương. Năm cửa ô: Trước đó, Hải Phòng mới có bốn cửa ô đi các hướng Hà Nội, Quảng Ninh, Đồ Sơn và Kiến An, sau thêm cửa ô phía tây nam (cầu An Dương). Bây giờ thì cầu cống đầy ra nhưng hồi có bài thơ này đấy là những công trình oách nhất Hải Phòng
        Bố mình thì bảo thời bố 3 thứ nổi tiếng của Hải Phòng phải là:
                “Hải Phòng có quán Phong Lan
             Có hồ Tiêu Bạc có làng Đông Khê”
        Trong đó quán Phong Lan là tụ điểm ăn chơi nổi tiếng một thời ở Hải Phòng, một kiểu như New Century ở Hà Nội. Mình còn chưa biết cái quán ấy ngang dọc thế nào thì đã bị dẹp. Hồ Tiêu Bạc chính là hồ Tam Bạc nổi tiếng không chỉ vì phong cảnh hữu tình mà còn vì mỗi năm tốn tiền tỉ nạo vét hồ. Còn làng Đông Khê chính là phường Đông Khê bây giờ cũng chính là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thời xưa nổi tiếng vì lắm người tài, sau này nổi tiếng vì nhiều dân xóm liều và đặc biệt là có bệnh viện tâm thần Đông Khê. Chẹp, không biết tự hào có hơi biến thái hay không

 

Nhân chuyện một con vịt nhà mình xuất chuồng

    

Hôm nay được tin một con vịt nữa trong 5 con vịt nhà mình đã có vịt con(chính xác là mới có trứng vịt lộn, chưa nở). Quái, 2 con vịt nhà mình mới xuất chuồng đầu năm nay thôi mà đã có vịt con nhanh thế chứ lại. Một con tháng 1, một con tháng 5 thế mà con vịt tháng 5 lại có vịt con trước con vịt tháng 1. Khoa học tiến bộ muôn năm, càng ngày càng lắm giống ngắn ngày.
Cũng lại là trong lũ vịt nhà mình, mấy hôm trước được tin “có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”, thôi thế là sau này họp hành mâm cỗ lại trống thêm chỗ nữa rồi. Haizzzz, nhân sinh hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp, dù có bày tiệc ngàn dặm tiễn đưa thì cũng có lúc chia tay chi bằng làm cái phong bì cho nó gọn. Đang mùa cưới rồi, dạo này Lục Tốn thế, sao các xếp không thêm cái trợ cấp ăn cưới nhỉ.
    Ngẫm cái tình cảnh này, mình nhớ đến một câu trong bài hát sến sến gì đó “Bạn bè tôi theo lớp tuổi ra đi”. Năm nay nhiều đám chốt hạ quá, các cụ bảo con gái 27 kiêng chồng mà thế nên tốt xấu gì cũng phải thanh toán trong năm 26. Mà lạ là chỉ thấy kiêng chồng mới, chả thấy bảo kiêng chồng cũ gì cả. Theo thiển ý của tại hạ thì kiêng là phải kiêng triệt để, không thì thôi, để rộng đường cho con nhà người ta bay nhảy, chưa chi mới thoát khỏi vòng học hành, ăn chơi nhảy múa chưa được bao lâu đã lại líu tíu đeo gông vào cổ.
    Xin thưa là cái sự kiêng cữ này có nhiều hệ quả ảnh hưởng đến tâm sinh lý của nhiều thế hệ nữ thanh niên mà chắc các cụ lúc nhỡ mồm nói ra cũng không nghĩ đến. Có cả một bài nghiên cứu của một giáo sư đầu ngành khoa Chống Lầy trường đại học Thủy Lợi đã viết:
    “Theo phân loại của Liên hợp quốc thì con gái chưa chồng ở Việt Nam phân thành 3 loại: loại còn lâu mới đến 27, loại chuẩn bị 27 và loại từ 27 trở đi với những đặc thù tâm sinh lý rất riêng biệt. Con gái còn lâu mới đến 27 có đặc điểm là rất kiêu dù không đẹp như Thúy Kiều mà mỹ miều như người yêu Chí Phèo. Con gái từ 27 trở đi thì rất phiêu theo kiểu “Chẳng còn gì, ta chằng còn gì”. Nhưng có nhiều đặc điểm phức tạp đáng đưa vào nghiên cứu là kiểu con gái chuẩn bị 27. Các đối tượng này thường có chung tâm lý là rất liều lĩnh, hung hăng và táo bạo, nhất quyết bằng mọi giá phải lấy chồng. Không những thế các đối lượng loại này còn là trung tâm chú ý, quan tâm của một tập đoàn các cá thể khác có quan hệ huyết thống hoặc quen biết.
    Dưới tác động dai dẳng và ồn ào của tập đoàn người này, con gái chuẩn bị 27 sẽ bị phân hóa thành 3 thể loại nhỏ hơn. Một bộ phận nhỏ con gái chuẩn bị 27 ăn bánh bơ, đội mũ phớt thì sẽ tiếp tục ăn chơi nhảy múa và sau đó tiến hóa thành con gái từ 27 trở đi, điều kiện của quá trình tiến hóa là đôi tai cần hơi nặng một chút và gia đình, bạn bè ít người rỗi việc. Bộ phận thứ hai, chiếm đa số, bao gồm các cá thể hung hăng và quyết tâm nhất sẽ úp sọt được một giai lơ ngơ nào đó và chuyển hóa thành dạng khác là phụ nữ có chồng mà ta sẽ xem xét trong các nghiên cứu sau. Bộ phận thứ ba là các cá thể còn lại bị loại khỏi nhóm thứ 2 do không chịu được sức ép của cạnh tranh cả lành mạnh và không lành mạnh, nhóm này cần một thời gian cân bằng để có những điều kiện mới cho quá trình biến đổi từ đầu. Phần lớn nhóm này sẽ biến đổi thành một biến dạng của con gái chuẩn bị 27 là dạng con gái đã 27 nhưng vẫn tưởng mình chuẩn bị 27.
    Chính vì diễn biến phức tạp và quy luật biến đổi không theo quy luật nào của con gái chuẩn bị 27 nên xin khuyến cáo các bạn nam thanh niên đi đường cần đề cao cảnh giác chú ý tránh gặp các cô thuộc phân loại con gái chuẩn bị 27 vì rất dễ bị úp sọt”
    Đấy, các bạn thấy chưa, thật là một cái ý kiến dã man, phản nhân văn. Mà nghĩ kỹ lại, cái thủa các cụ chẳng may trót nhỡ đặt ra cái ý kiến này thì con gái toàn “lấy chồng từ thủa 13, đến khi 18 thiếp đà 5 con” thế nên nếu còn sót lại cô nào 27 thì dứt khoát là bà cô của Thị Nở rồi, đã rịn từng ấy năm thì có rịn thêm năm nữa cũng chả sao. Nhưng dưới ánh sáng của Đảng, dưới sự dẫn dắt của nhà nước Xã hội chủ nghĩa, hiện nay tuổi kết hôn đã nâng lên thành 18 thì cớ sao cái tuổi kiêng không tịnh tiến thành 32 nhỉ.
    Nếu đây là luật pháp thì mình tin chắc giờ đây đã có rất nhiều đại biểu đứng lên phản đối điều luật này (hấu hết những người phản đối đều là các cô 27) thế nhưng đây lại là luật bất thành văn của các bố mẹ, ông bà đáng kính của chúng ta nên trong khi chờ cải tổ xã hội chắc vẫn phải kiếm phương án dự phòng cái nhỉ.